Chuẩn bị thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên (MTV) đối với những chủ doanh nghiệp lâu lâu mới thành lập và không rành thủ tục hồ sơ giấy tờ luôn tốn thời gian và cực kỳ nhức đầu. Hôm nay Hoàng Nam sẽ hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên cập nhật mới 2020.
Công ty tnhh 1 thành viên là một cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập đứng lên thành lập công ty/doanh nghiệp và sở hữu nó. Khi đó người đứng tên sở hữu phải đứng ra chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty/ doanh nghiệp trong giới hạn số vốn điều lệ của công ty/doanh nghiệp.
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế, có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được mở ra, đi kèm với nó là không ít khó khăn về các thủ tục thành lập công ty tnhh mtv.
Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
Có 2 cách để bạn có thể thành lập được công ty tnhh một thành viên cũng như hoàn thành các thủ tục thành lập công ty tnhh 1TV: Thứ nhất tự mình làm tất các bước, từ liên hệ sở kế hoạch đầu tư, xin giấy phép kinh doanh đến tìm địa điểm kinh doanh, vân vân, Thứ 2 là có thể nhờ một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và uy tín. Nếu nhờ một đơn vị tư vấn uy tín thì công việc của bạn gọn nhẹ hơn khá nhiều.
Xem thêm bài Thủ tục pháp lý thành lập công ty TNHH
Căn cứ pháp lý của thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Luật Doanh nghiệp
- Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Điều kiên thành lập công ty TNHH một thành viên
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;
- Tên của chi nhánh được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
- Có trụ sở chi nhánh theo quy định của pháp luật;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên (MTV) như sau:
Chuẩn bị hồ sơ thành lập:
- Giống như việc ly hôn, trước khi ly hôn phải có một trong hai người vợ hoặc chồng đứng ra viết đơn và sau đó cả 2 cùng ký thì trước khi xin thành lập công ty bạn phải có Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, công ty có điều lệ của công ty nên bạn phải cùng với những thành viên trong công ty soạn thảo Dự thảo về điều lệ công ty và Dự thảo này phải do chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật ký từng trang. Đọc thêm điều lệ công ty tnhh 1 thành viên 2017
- Giống như một gia đình phải có sổ hộ khẩu kê khai nhân khẩu từng thành viên thì bạn phải có Danh sách thành viên công ty sẽ thành lập và các giấy tờ kèm theo sau:
- Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
- Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Văn bản ủy quyền, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Xem thêm bài Quy định và thủ tục hành lập công ty tnhh có người nước ngoài
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật người đại diện theo ủy quyền theo quy định sau:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Nếu người đứng ra nhận sở hữu công ty là tổ chức thì phải có quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
- Danh sách người đại diện ủy quyền đối với công ty tnhh 1 thành viên được tổ chức quản lý theo Khoản 3 điều 6 Luật Doanh Nghiêp và kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân theo gạch đầu dòng thứ 3 nêu trên( đối với mô hình Hội đồng thành viên).Đọc thêm người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp
- Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
- Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty thì phải Xuất trình giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo khoản 3 điều 67 luật doanh nghiệp) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.
Đọc thêm bài Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH
Đọc thêm bài Thành lập công ty TNHH cần những thủ tục gì ?
Đọc thêm bài CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Đọc thêm bài Thủ tục và chi phí thành lập công ty TNHH từ A-Z
Ngoài các thủ tục thành lập công ty tnhh một thành viên chúng ta cùng tìm hiểu xem loại hình này có những ưu nhược điểm gì:
Ưu điểm: Người đứng ra nhận sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, không bị nhiều rủi ro vì họ chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong giới hạn số vốn điều lệ của công ty, đây là điểm khác biệt ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra công ty tnhh 1 thành viên không bị giới hạn về địa điểm thành lập; Cơ cấu tổ chức cũng đơn giản, gọn nhẹ, hầu hết là những người thân cận nên cơ chế điều hành cũng không quá khó khăn.
Có 1 số nhược điểm như sau: Công ty tnhh về mặt hình thức thì phổ biến, có thể phát triển thành nhiều thành viên góp vốn, tuy nhiên do vốn điều lệ doanh nghiệp tự kê khai nên khó xác định vốn thực gây nhiều tình trạng lạm phát, trốn thuế. Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn cũng bị hạn chế do mô hình này không được quyền phát hành cổ phiếu gây khó khăn cho việc mở rộng. Nếu muốn huy động vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp; Ngoài ra loại hình này vốn điều lệ không được giảm mà chỉ được phép tăng, dẫn đến áp lực lớn cho doanh nghiệp.