Bạn đang phân vân không biết nên phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần như thế nào, loại hình kinh doanh nào phù hợp với nhu cầu của bạn thì có thể tham khảo bài viết phân biệt loại hình công ty này.
Công ty cổ phần và công ty tnhh có mô hình xây dựng tương đối giống nhau. Từ số lượng thành viên tham gia cho đến bộ máy quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy việc phân biệt công tnhh và công ty cổ phần là việc quan trọng khi lựa chọn đăng ký thành lập công ty.
Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần
Thành viên tham gia
Công ty tnhh có thành viên tham gia là các cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn thành lập công ty. Tất cả các vấn đề về thay đổi người quản lý vốn góp đều phải tuân thủ theo hội đồng thành viên.
Công ty cổ phần ảnh hưởng bởi người sở hữu cổ phần công ty rất lớn. Chính vì thế việc bị chi phối từ bên ngoài có thể xảy ra rất lớn.
Huy động vốn
Khi đăng ký thành lập công ty các công ty tnhh có thể đăng ký số vốn điều lệ ít hơn so với công ty cổ phần. Điều này giúp bạn có thể cân đối được tài chính khi thành lập công ty.
Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu kêu gọi đầu tư. Trong khi đó công ty tnhh không được làm như vậy.
Quản lý và điều hành công ty
Công ty cổ phần rất phức tạp bởi lợi ích của công ty luôn có sự cạnh tranh đối kháng nhau giữa các nhóm lợi ích với nhau. Làm ảnh hưởng đến sự ổn định của công ty.
Các thành viên công ty tnhh đều có quyền điều hành và quản lý công ty. Bên cạnh đó các thành viên đều là những người quen biết nhau và lợi ích được chia theo lợi ích đóng góp vào công ty. Điều này giúp công ty duy trì hoạt động ổn định.
Đăng ký thành lập
Công ty cổ phần có quy định rất chặt chẽ bởi đặc thù của mô hình doanh nghiệp này trong khi đó công ty tnhh dễ dàng hơn trong việc đăng ký.
Xem thêm: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HỢP PHÁP Ở VIỆT NAM
Việc phân biệt công ty tnhh và công ty cổ phần ở trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu được thế nào là công ty tnhh và công ty cổ phần. Tránh việc nhầm lẫn khi lựa chọn đăng ký kinh doanh bởi vì việc này rất ảnh hưởng đến công việc phát triển công ty sau này. Nhất là khi hợp tác và phân chia quyền lợi với các đối tác kinh doanh.
Xem thêm: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN