Khi thành lập doanh nghiệp hay bổ sung ngành nghề kinh doanh cần có mức vốn tối thiểu để đăng ký giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, Thành Lập Công Ty TNHH Cần Bao Nhiêu Vốn, mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, có thể thành lập công ty với số vốn nhỏ hoặc không cần vốn hay không, các giấy tờ thủ tục thành lập công ty TNHH như thế nào? Bạn đang đắn đo liệu rằng nguồn vốn góp của mình và các cổ đông có đủ điều kiện để thành lập công ty hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Công ty TNHH luôn là mô hình doanh nghiệp được hướng đến nhiều nhất hiện nay. Với khả năng được đăng ký trong tất cả các nghành nghề và lĩnh vực “hot” hiện nay. Việc thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn mới có thể lập được doanh nghiệp. Các thủ tục thành lập công ty như thế nào? Có nên sử dụng các dịch vụ thành lập công ty trọn gói hay không? Đây là thông tin cần thiết, những kinh nghiệm thành lập công ty được chia sẻ mà người muốn thành lập doanh nghiệp cần chú ý quan tâm để thành lập công ty cho mình.
Xem thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty TNHH
QUY ĐỊNH VỀ VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH
Trả lời cho câu hỏi thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn:
Công ty TNHH không có hạn mức tối thiểu về vốn khi đăng ký thành lập. Dù bạn có đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ là 5 triệu, 10 triệu vẫn được tiến hành đăng ký bình thường chỉ trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.
Điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản:
Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ của công ty Việt Nam được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc với các quy định khác của pháp luật (trừ một số ngành nghề yêu cầu nguồn vốn pháp định, cần chứng minh vốn). Vốn điều lệ công ty theo luật doanh nghiệp mới nhất quy định là tổng số vốn góp do các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Tuy nhiên về việc chịu trách nhiệm trên số vốn của công ty khi thành lập thì tùy theo loại hình thành lập doanh nghiệp mà công ty nên đăng ký vốn sao cho thích hợp.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm như sau:
- Với nguồn vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm.
- Nguồn vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Ví dụ như: Bạn đăng ký vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, nhưng bạn không cần phải chứng minh bạn có 1 tỷ đồng đó. Nếu đăng ký vốn điều lệ 1 tỷ đồng (nhỏ hơn 10 tỷ) bạn phải đóng thuế môn bài là 2 triệu cho 1 năm.
Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu và mức tối đa. Tuy nhiên, khi thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên cân nhắc mức vốn tối thiểu không thể giảm vốn điều lệ quá thấp, nếu để quá thấp sẽ không tạo niềm tin với đối tác khi làm ăn.
Xem thêm: GÓP VỐN TRONG CÔNG TY TNHH
Vốn pháp định
Vốn pháp định được quy định theo danh mục ngành nghề yêu cầu nguồn vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định:
Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng
- NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, NH đầu tư, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân TW: Vốn pháp định 3000 tỷ VNĐ;
- Chi nhánh NH nước ngoài: Vốn pháp định 15 triệu USD.
- NH chính sách, NH phát triển: Vốn pháp định 5000 tỷ VNĐ.
- Qũy tín dụng nhân dân cơ sở: Vốn pháp định 0.1 tỷ VNĐ.
- Hồ sơ chứng minh vốn pháp định: Giấy phép của ngân hàng nhà nước.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
- Công ty tài chính: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ.
- Công ty cho thuê tài chính: Vốn pháp định 150 tỷ VNĐ.
Kinh doanh bất động sản:
- Công ty kinh doanh bất động sản: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ.
Dịch vụ đòi nợ:
- Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.
Dịch vụ bảo vệ:
- Công ty dịch vụ bảo vệ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Công ty kinh doanh môi giới Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại theo quy định.
Sản xuất phim:
Thành lập công ty hoạt động về sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ VNĐ.
Hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm:
- Văn bản xác nhận vốn pháp định 1 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp.
Kinh doanh vận chuyển hàng không:
Vận chuyển hàng không quốc tế:
- Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ;
- Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 800 tỷ VNĐ;
- Khai thác > 30 tàu bay: Vốn pháp định 1000 tỷ VNĐ;
Vận chuyển hàng không nội địa.
- Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 200 tỷ VNĐ.
- Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 400 tỷ VNĐ.
- Khai thác > 30 tàu bay: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ.
Chứng minh vốn: Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:
Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ.
Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: Vốn pháp định 10 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Kinh doanh hàng không chung:
Công ty kinh doanh về hàng không chung: Vốn pháp định 50 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Dịch vụ kiểm toán:
Công ty dịch vụ kiểm toán: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ ( áp dụng kể từ ngày 1/1/2015).
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Ghi chú: Áp dụng đối với công ty TNHH.
Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất:
Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:
- Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trục thuộc trung ương: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ.
- Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ.
- Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ.
Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:
- Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực (Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ.
- Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc (Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định
Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất:
Có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ.
Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo): Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ.
Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh:
Công ty hoạt động lĩnh vực Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ.
Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.
Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.
Ví dụ: Thành lập công ty bảo vệ cần bao nhiêu vốn?
-> Thành lập công ty bảo vệ yêu cầu vốn ký quỹ ngân hàng là 2 tỷ đồng.
Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài.
Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
LƯU Ý VỀ VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH
- Việc đăng ký vốn thành lập công ty cần được cân đối hợp lý bởi vì nó liên quan trực tiếp tới việc hợp tác kinh doanh của công ty
- Trong kinh doanh, khi bạn đăng ký doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ quá thấp thì không mấy doanh nghiệp sẵn sàng tin tưởng vào khả năng của bạn để tiến hành giao dịch.
- Nếu bạn đăng ký doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có của doanh nghiệp mình sẽ ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các thành viên khi đăng ký tham gia công ty. Ngoài ra doanh nghiệp phải chịu mức thuế môn bài cao hơn, chi phí lãi vay tương ứng với vốn điều lệ góp thiếu không được trừ theo thuế.
Tư vấn tình huống:
Khách hàng: Thành lập công ty TNHH vốn điêu lệ 200tr được không?
Hoàng Nam:
Được bạn à
Khi thành lập công ty, vốn điều lệ không được pháp luật quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Nhưng nếu số vốn điều lệ đăng ký quá thập thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bạn kinh doanh nghành nghề gì?
Khách hàng:
Vậy theo bạn nếu như thành lập cong ty TNHH 1tv kinh doanh dịch vụ cầm đô, hàng nông sản,thì vốn 200 ôn ko
Hoàng Nam:
1. Ngành nghề cầm đồ là ngành nghề phải đám bảo yêu cầu của uỷ ban nhân dân về địa điểm, người chủ doanh nghiệp phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng. Bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP.
2. Ngành nghề bán buôn nông sản bạn không được hoạt động tài trụ sở mà phải hoạt động trong các chợ đầu mối. Bạn chỉ có thể bán lẻ trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bạn có thể đăng ký vốn điều lệ 200tr nhưng xét khả năng thì sẽ khó khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có vốn điều lệ nhiều hơn.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH?
Xác định mô hình công ty
- Công ty TNHH gồm 2 mô hình hoạt động đó là công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân, tổ chức đứng ra làm chủ để quản lý công ty.
- Công ty TNHH 2 thành viên và 2 thành viên trở lên được điều hành và quản lý bởi ít nhất từ 2 cá nhân và các tổ chức khác với số lượng thành viên tham gia không vượt quá 50 người.
Đáp ứng yêu cầu và điều kiện
Đối với công ty TNHH thì chủ thể tham gia thành lập công ty phải là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu. Người chủ sở hữu công ty phải đáp ứng được những yêu cầu về tư cách cá nhân mới có thể đăng ký thành lập công ty TNHH.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên : số lượng người tham gia thành lập và quản lý công ty từ 2 cá nhân, tổ chức trở lên và tối đa không quá 50 người. Các đồng sở hữu công ty phải đáp ứng được những yêu cầu về tư cách cá nhân mới có thể đăng ký thành lập công ty.
Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp (trừ chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn).
Thành lập công ty tnhh 1 thành viên cần những gì?
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo. Đối với cá nhân là bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền, chứng minh thư, hộ chiếu cá nhân của từng thành viên đối với thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác theo quy định của pháp luật với nghành nghề đăng ký kinh doanh.
Đọc thêm điều lệ công ty là gì
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần những gì?
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền.
- Danh sách thành viên lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập là cá nhân.
- Các giấy tờ chứng thực cá nhân có thể gồm các giấy tờ sau:
Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước. Các giấy tờ chứng thực liên quan với các công dân sinh sống tại nước ngoài.
Việc thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn luôn là điều cần hết sức chú ý quan tâm để tiến hành cân đối tài sản của bản thân và đăng ký hợp lý với ngành nghề mà mình kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cần xác định phù hợp nhất cho nhu cầu hoạt động, nhu cầu mở rộng của công ty cũng như loại hình doanh nghiệp và các yếu tố khác. Nhất là trong các lĩnh vực có mức vốn điều lệ lớn theo quy định cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho công việc kinh doanh của mình được tiến hành thuận lợi.