Startup và những vấn đề mà người chủ startup nên biết, chủ yếu xoay quanh các vấn đề quan trọng về luật doanh nghiệp
Đầu tiên, bạn cần hiểu thế nào là Startup?
Đây là một đề tài tranh luận chưa có hồi kết từ góc nhìn của Chính phủ cũng như cộng đồng Doanh nhân tại Việt Nam. Các nhà làm luật lại cho Startup là “khởi nghiệp” và từ đó xếp startup vào nhóm “Doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Ở nhiều Quốc gia trên thế giới, startup không nhất thiết phải hình thành dưới hình thức pháp nhân. Nhưng tại Việt Nam việc phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh thường phải gắn liền với việc thành lập doanh nghiệp hoặc chí ít cũng phải là hộ kinh doanh cá thể. Nếu không xác định được hình thái tổ chức pháp lý, điều kiện kinh doanh, pháp lý cũng như giấy phép kinh doanh và thuế tương ứng phải áp dụng. Vì vậy, các nhà khởi nghiệp cần phải tìm hiểu một cách chắc chắn về các giới các giới hạn cần thiết cho Startup của mình, những điều kiện chấp thuận từ cơ quan Nhà nước.
Những vấn đề liên quan đến pháp lý Startup cần biết:
- Cần tuân thủ hoạt động kinh doanh hợp pháp, tuân thủ nghĩa vụ về thuế và các chấp thuận pháp lý cần thiết.
- Nắm rỏ tính pháp lý của các ngành nghề mới, bất kể tự sáng tạo hay sưu tầm từ nước ngoài.
- Có ý thức xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản vô hình và quyền sở hữu trí tuệ.
- Cẩn trọng tuyệt đối khi sử dụng nguồn vốn vay hay nguồn vốn từ nhà nước.
- Thỏa thuận sáng lập viên: Nếu startup chưa hình thành pháp nhân thì cần phải làm thế nào cho hợp pháp và tính rang buộc giữa các sáng lập viên. Đây là thỏa thuận dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 do các bên tự xác lập và tự chịu trách nhiệm.
- Các hình thái pháp lý của startup là gì, có cần xin chấp thuận của cơ quan chức năng hay không? Các sản phẩm dịch vụ mà Startup cung cấp có bị hạn chế hay cấm kinh doanh hay không? Đó là những vấn đề mà các sáng lập viên cần lưu ý
- Tài sản trí tuệ: Các startup thường mang đến sự sáng tạo và đổi mới. Các startup thành công hiện nay đa phần trong lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khi đó, tài sản trí tuệ là một tài sản quan trọng, ảnh hưởng đến việc rót vốn của các nhà đầu tư.
- Tiếp nhận vốn đầu tư: về pháp lý, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến hình thái pháp lý là gì, hoạt động của stratup có hợp pháp hay không. Ngược lại, startup cũng cần biết về quyền sở hữu, nghĩa vụ về thuế và các cam kết đã ký khi tiếp nhận nguồn vốn.
- Trách nhiệm cá nhân của các sáng lập viên: Các thỏa thuận, nghĩa vụ thuế từ hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận trên thực tế gắn liền với cá nhân (Thành viên sáng lập). Ngoài Doanh nghiệp, các các nhân cần hiểu rỏ và kiểm soát rủi ro về mặt pháp lý khi khởi nghiệp.
Xem thêm so sánh các loại hình doanh nghiệp
LUẬT DOANH NGHIỆP – NGƯỜI KHỞI NGHIỆP CẦN LƯU TÂM
Đa số những người khởi nghiệp vẫn rất mơ hồ về luật Doanh nghiệp, chính vì vậy mà họ thường tỏ ra lo lắng và bất an khi bước vào kinh doanh. Vậy nhà khởi nghiệp phải tìm hiểu, nắm bắt những gì?
Sau đây, Hoàng Nam sẽ trích dẫn một vài điều mà các nhà khởi nghiệp nhất định phải nắm bắt trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
1. Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
3. Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
8. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
9. Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Xem bài viết NGƯỜI KHỞI NGHIỆP CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN NHỮNG GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Các hành vi bị nghiêm cấm:
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Rửa tiền, lừa đảo.