Khi thành lập doanh nghiệp/công ty, với cương vị là chủ hoặc là người có vai trò nhiệm vụ quan trọng, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những thuật ngữ chuyên ngành và ý nghĩa trong luật pháp của nó. Hình Thức Sở Hữu Vốn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều bạn quan tâm. Nó có ảnh hưởng như thế nào trong việc sử dụng nguồn vốn và trách nhiệm của chủ sở hữu trong một doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo cùng Hoàng Nam nhé!

Hình Thức Sở Hữu Vốn

KHÁI NIỆM

Đây là một trong những khái niệm thường gặp phải về cơ cấu của một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.

Tùy theo loại hình của doanh nghiệp được đăng ký thì cách sở hữu và sử dụng vốn sẽ có những khác biệt. Nhưng tựu chung lại thì cơ cấu vốn của doanh nghiệp chỉ gồm có hai loại: Vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ để đăng ký doanh nghiệp thì không giống nhau như nhiều người đã nhầm lẫn, nó thể hiện rõ trong hình thức sở hữu vốn trong báo cáo tài chính.

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)

  • Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, công ty TNHH MTV là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu và chủ sở hữu này sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty mà chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Thành Lập Công Ty TNHH Cần Bao Nhiêu Vốn?

Góp vốn trong công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Bao gồm:

  • Toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và
  • Cả tài sản của chủ Doanh nghiệp (không giới hạn về số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào)

Đọc thêm về Tư vấn góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần bằng nhau theo quy định của Pháp luật được gọi là cổ phần.
  • Những cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông có trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mình đã góp.
  • Cổ đông có quyền chuyển nhượng tự do cổ phần, trừ trường hợp về các cổ phần ưu đãi biểu quyết. 

Hợp tác xã

  • Được góp vốn không quá 20% so với vốn điều lệ của hợp tác xã. (Đối với liên hiệp hợp tác xã thì không quá 30%).
  • Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
  • Được trả lại vốn góp khi rời khỏi hợp tác xã.

Xem thêm: CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HỢP PHÁP Ở VIỆT NAM

Trên đây là các hình thức sở hữu vốn thường gặp và cũng hết sức quan trọng trong việc sở hữu và sử dụng vốn đúng với quy định của pháp luật. Hoàng Nam hy vọng với bài viết trên, bạn có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của mình và tránh được những sai sót không đáng có.

Ngoài những vấn đề đã được nêu trên, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm bất cứ vấn đề, thắc mắc nào trong quá trình Thành Lập Doanh Nghiệp của mình, thậm chí là chọn tên công ty hay, đặt tên công ty theo tuổi, theo phong thuỷ… Hoàng Nam chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *