Hướng dẫn kiểm tra tên công ty có bị trùng hay không trước khi đăng ký doanh nghiệp, và các nguyên tắc đặt tên công ty đúng quy định.
Tên công ty là đại diện cho thương hiệu và uy tín của công ty trong công việc làm ăn và kinh doanh. Bởi vậy khi tiến hành thành lập công ty bạn cần kiểm tra tên công ty có bị trùng hay không. Với những nguyên tắc đặt tên theo quy định của pháp luật về loại hình doanh nghiệp + tên riêng của doanh nghiệp. Kết hợp với việc sử dụng các công cụ tra cứu tên công ty để tránh việc trùng lặp. Có như vậy việc đăng ký thành lập công ty của bạn mới không bị gián đoạn trong việc đăng ký.
MỘT VÀI LƯU Ý VỀ VIỆC ĐẶT VÀ KIỂM TRA TÊN CÔNG TY
- Không được đặt tên cho doanh nghiệp của mình với những tên gọi dành cho cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của các tổ chức chính trị – xã hội. Trừ những trường hợp được sự chấp thuận và cấp phép của các đơn vị và tổ chức đó.
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Không sử dụng các ký tự đặc biệt khi đặt tên doanh nghiệp.
- Tên doanh nghiệp cần viết đúng chính tả và có ý nghĩa về mặt ngữ pháp.
- Trong trường hợp tên doanh nghiệp là tiếng nước ngoài được phiên dịch sang tên tiếng Việt có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
- Khi tiến hành đăng ký tên công ty cần chuẩn bị cho mình tối thiểu từ 4 tên công ty trở lên để khi tiến hành đăng ký nếu có trùng lặp thì có thể đổi qua tên khác.
THẮC MẮC XUNG QUANH VIỆC ĐẶT TÊN CÔNG TY
Hỏi: Doanh nghiệp của tôi muốn sử dụng tên công ty của mình là tên của một doanh nghiệp đã phá sản và ngừng hoạt động. Vậy chúng tôi có được lấy tên đó đặt tên cho công ty của mình hay không?
Trả lời: Công ty của bạn hoàn toàn có thể lấy tên công ty đó để làm thương hiệu cho mình. Nếu công ty đó đã giải thể thành công và hiện tại chưa có doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động dưới thương hiệu đó. Nếu thỏa mãn các yếu tố trên thị doanh nghiệp của bạn có thể lấy thương hiệu đó để hoạt động mà không vi phạm quy định của pháp luật.
—
Hỏi: Doanh nghiệp của tôi muốn đặt tên tiếng Anh cho tên doanh nghiệp của mình có được không?
Đáp: Theo luật doanh nghiệp 2014 không hề đưa ra quy định nào cấm đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh mà chỉ cần đáp ứng những điều kiện như : không trùng với tên đã có, không đồng âm với tên doanh nghiệp đã đăng ký, đủ 2 thành tố loại hình doanh nghiệp + tên doanh nghiệp là hoàn toàn có thể được đăng ký sử dụng.
—
Hỏi: Công ty tôi muốn thành lập một chi nhánh cho doanh nghiệp của mình vậy có phải đăng ký lại từ đầu hay không?
Đáp: Nếu muốn thành lập chi nhánh hoạt động cho doanh nghiệp của mình thì bạn phải tiến hành đăng ký thành lập chi nhánh tại Sở Kế Hoạch. Và phải chuẩn bị hồ sơ gồm: thông báo thành lập chi nhánh, biên bản họp thành lập chi nhánh, quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm chi nhánh trưởng, CMND của chi nhánh trưởng, giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp, điều lệ công ty và chứng chỉ hành nghề (nếu trường hợp bắt buộc).
—
Hỏi: Doanh nghiệp của tôi muốn sử dụng tên nước ngoài dịch từ tên tiếng Việt sang như vậy liệu có được không?
Đáp: Doanh nghiệp có thể dịch từ tên tiếng Việt sang tên một tiếng khác. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những yêu cầu như : tên nước ngoài phải viết theo hệ số latin, tên nước ngoài viết ngay dưới tên doanh nghiệp, dịch sang tên nước ngoài với ý nghĩa tương ứng với tên tiếng Việt.
—
Hỏi: Làm thế nào để tránh việc đặt trùng tên với doanh nghiệp đã được tiến hành đăng ký? Kiểm tra tên công ty ở đâu?
Đáp: Trước khi tiến hành đăng ký tên doanh nghiệp của mình bạn có thể truy cập vào địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ trang chủ của Cổng Thông Tin Quốc Gia Về Đăng Ký Doanh Nghiệp sau đó nhập tên mà bạn muốn đặt cho doanh nghiệp của mình. Nếu thanh tìm kiếm không tìm thấy kết quả thì bạn có thể sử dụng tên đó để tiến hành đăng ký.
—
Hỏi: Tên doanh nghiệp của công ty tôi quá dài vậy nếu muốn chuyển sang tên viết tắt liệu có được không?
Đáp: Doanh nghiệp có thể viết tắt tên doanh nghiệp của mình trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên điều kiện quan trọng đó là tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không được trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
—
Hỏi: Tôi muốn dùng tên riêng làm tên cho doanh nghiệp của mình có được không?
Đáp: Bạn hoàn toàn có thể lấy tên riêng làm tên cho doanh nghiệp của mình tuy nhiên không được vi phạm những quy định sau :không lấy tên danh nhân trong nước đặt tên, không vi phạm về thuần phong mỹ tục của Việt Nam và có ý nghĩa về mặt ngữ nghĩa.
—
Hỏi: Tên viết tắt của công ty lên được viết như thế nào cho đúng?
Đáp: Doanh nghiệp chỉ được phép viết tắt loại hình doanh nghiệp của mình như công ty TNHH, công ty cổ phần (CP), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và giữ nguyên tên công ty. Ví dụ công ty TNHH Đại An.
—
Hỏi: Có nên đặt tên công ty dài và đầy đủ chức năng hay không?
Đáp: bạn có thể đặt tên công ty của mình thoải mái đi kèm với cả hoạt động doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên nên đặt tên ngắn gọn dễ phát âm và dễ ghi nhớ. Bởi như vậy sẽ giúp việc đăng ký doanh nghiệp dễ dàng hơn đồng thời giúp dễ ghi nhớ hơn với khách hàng khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
—
Hỏi: Có được đặt tên doanh nghiệp theo lĩnh vực và nghành nghề mà công ty mình hoạt động hay không?
Đáp: Doanh nghiệp được phép đăng ký tên công ty theo lĩnh vực và nghành nghề mà doanh nghiệp tham gia hoạt động. Ví dụ công ty xây dựng và kiến thiết đô thị ABC, công ty sản xuất và chế biến nông sản XYZ.
NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CỦA DOANH NGHIỆP
- Các loại hình doanh nghiệp hiện nay: công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phẩn (công ty CP), công ty hợp danh (công ty HD), doanh nghiệp tự nhân (DNTN).
- Tên doanh nghiệp: là tên riêng của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh và hiện diện trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác khác. Được việt bằng chữ cái trong bảng tiếng Việt hoặc thêm các ký tự: F, Z, J, W nếu là các doanh nghiệp nước ngoài.
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp quy định về việc nhầm lẫn tên như sauTên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó. Chỉ khác bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; chỉ khác bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký. Khác bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. Hoặc tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Do đó nếu có trùng lặp tên thì tốt nhất bạn nên đổi tên khác không nên cố lấy thương hiệu đó để tránh nhầm lẫn về thương hiệu trong việc làm ăn kinh doanh của mình.
Trên đây là tổng hợp những quy định của pháp luật về cách đặt tên dành cho doanh nghiệp cùng với các quy định xung quanh việc đặt tên cho các doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin trên cùng với các câu hỏi được giải đáp xung quanh vấn đề này sẽ giúp bạn và doanh nghiệp của mình hiểu rõ hơn về vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp của mình không bị trùng, đúng quy định của pháp luật.
Để có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một cái tên thật hay và ý nghĩa tạo nên thương hiệu và tên tuổi trong quan hệ với đối tác và khách hàng của mình. Quý khách có thể tham khảo thêm cách đặt tên công ty theo phong thủy để có nhiều may mắn và thuận lợi khi khởi đầu kinh doanh.