Công Ty Thành Viên là gì? Quan hệ giữa các công ty thành viên này có cấu trúc như thế nào? Để hình thành một “Tập đoàn” – danh từ quen thuộc khi nhắc đến các doanh nghiệp lớn quy mô nhiều ngành nghề, nhiều công ty con, chúng ta cần những kiến thức gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
KHÁI NIỆM?
Có nhiều Khái Niệm Công Ty Thành Viên Là Gì nhưng dễ hiểu nhất là để chắp cánh một nền kinh tế đang phát triển và có hiệu quả thì việc áp dụng mô hình công ty mẹ và các công ty con là một điều tất yếu. Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con thực chất là tổ hợp dưới hình thức và tên gọi là Tập đoàn.
- Công Ty Thành Viên Và Công Ty Con bản chất là giống nhau.
- Công ty thành viên là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ của công ty. Và công ty thành viên chỉ có thể có một công ty mẹ.
- Công Ty Thành Viên Tiếng Anh Là: Subsidiary Companies.
Bạn có thể đọc thêm:
Một cá nhân có thể làm giám đốc/tổng giám đốc mấy công ty cổ phần?
TẠI SAO CẦN THÀNH LẬP CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN?
Trong những tập đoàn đa ngành nghề, việc thành lập các doanh nghiệp con để tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực.
Từ sự đầu tư về tài chính, máy móc công nghệ, uy tín trong thị trường của công ty mẹ, công ty con sẽ phát triển đúng chuyên môn về một lĩnh vực nhất định. Và nếu một tập đoàn nhiều doanh nghiệp con thì sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, tạo nên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính, nâng cao năng suất và hiệu quả của công ty mẹ cũng như những công ty thành viên.
ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ
- Xu thế liên kết giữa các công ty nhỏ thành công ty con của một công ty mẹ là xu hướng tất yếu trong xu thế hiện tại, bởi các công ty đều biết khi tập hợp các công ty nhỏ thành tổng công ty, tập đoàn, nhóm công ty giúp nâng cao sức mạnh của từng công ty thành viên trong tập đoàn.
- Các thành viên công ty con trong tập hợp của một tập đoàn có thể liên kết theo một vài cách khác nhau có thể kể đến như: liên kết ngang hàng, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp tổng thể.
- Mỗi công ty thành viên trong nhóm đều có trụ sở riêng, tên riêng, hoạt động dựa trên các liên kết chặt chẽ về lợi ích chung cũng như cách đối phó với những tình huống bất lợi.
- Nhóm công ty cùng chung một tài sản chung, mỗi một công ty trong nhóm là một chủ thể có tư cách pháp nhân riêng, tên riêng nhằm phân biệt các công ty trong nhóm với nhau.
ƯU ĐIỂM TRONG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ VÀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
- Các doanh nghiệp thành viên có tính chất độc lập do đó các công ty thành viên có thể sáng tạo, tự chủ và tự do giải quyết vấn đề.
- Nhờ uy tín của tập đoàn mà vị thế của các công ty thành viên được nâng cao hơn trong các quan hệ kinh tế.
- Củng cố, chiếm lĩnh thị trường để tối đa hóa lợi nhuận.
- Phân tán được rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh.
Chung quy lại, với nền kinh tế thị trường hiện nay, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ và các công ty thành viên, nó như một khối liên hệ huyết thống liên kết các thành viên lại với nhau và thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên thương hiệu có uy tín trong nền kinh tế thị trường.