Danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và tổng hợp hỏi đáp các vấn đề liên quan
Để thành lập công ty thì một trong những bước cần thiết là phải tiến hành đăng ký những ngành nghề mà mình chuẩn bị kinh doanh , chuyện không có gì đáng nói vì có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ điều kiện mới có thể xin giấy phép được. Đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường thì chỉ cần tiến hành đủ thủ tục đăng ký kinh doanh là có thể hoạt động. Dưới đây là danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất được phân chia theo các lĩnh vực để các bạn dễ tra cứu.
Những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Lĩnh vực an ninh quốc phòng
1. Sản xuất con dấu | 7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ |
2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) | 8. Kinh doanh súng bắn sơn |
3. Kinh doanh các loại pháo | 9. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng |
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ | 10. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy |
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp | 11. Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị (có hiệu lực từ ngày 1/7/2017) |
6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên |
Lĩnh vực tư pháp
Lĩnh vực tài chính
Lĩnh vực công thương
Lĩnh vực giáo dục – đào tạo
Lĩnh vực nông nghiệp
Lĩnh vực y tế
Lĩnh vực khoa học và công nghệ
Lĩnh vực lao động thương binh xã hội
Lĩnh vực giao thông vận tải
Lĩnh vực xây dựng
Lĩnh vực thông tin & truyền thông
Lĩnh vực văn hóa thể thao & du lịch
Lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Lĩnh vực ngân hàng
Hỏi đáp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nội dung: Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mã ngành 4661 có cần thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Trả lời: Căn cứ Điều 3 Luật doanh nghiệp 2014 thì Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện , ví dụ: Nghị định số 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/11/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
—
Nội dung: Bên Công ty chúng tôi muốn kinh doanh lĩnh vực ăn uống kết hợp quán bar thì cần điều kiện gì? Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có cần phải xin phép trước khi hoạt động hay không? Kinh doanh rượu, bia cần điều kiện gì?
Trả lời:
+ Căn cứ khoản 1 điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh ngành nghề bổ sung theo mã cấp 4 Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.Ví dụ: 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, chi tiết nhà hàng(Doanh nghiệp tham khảo biểu mẫu, hướng dẫn thủ tục tại trang web www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/mục Tiếng Việt/ Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và mẫu biểu chi tiết)
+ Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, ”Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.”