Các công ty xây dựng đang là nguồn lực quan trọng trong việc kiến thiết và phát triển đất nước. Vậy thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào và điều kiện để đăng ký thành lập công ty này ra sao? Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé, chúng tôi đã đúc kết và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm việc với rất nhiều công ty xây dựng.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY XÂY DỰNG
Thành lập công ty xây dựng như thế nào? Điều đầu tiên để thành lập công ty xây dựng là bạn phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản để có thể đăng ký xin phép thành lập công ty xây dựng. Với những yêu cầu như :
- Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân.
- Nếu đăng ký thành lập công ty xây dựng dân dụng, công nghiệp thì không cần hạn chế về vốn, bằng cấp và kinh nghiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đăng ký các nghành nghề như thiết kế kết cấu, kiến trúc, giám sát thi công thì người chủ doanh nghiệp người cùng thành lập doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ hành nghề và yêu cầu về vốn điều lệ của công ty.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XÂY DỰNG CẦN NHỮNG GÌ
[su_list icon=”icon: plus” icon_color=”#f4b522″]
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
- Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập cty là công ty TNHH 2 tv trở lên/công ty cổ phần.
- Chứng minh nhân dân bản sao y của các thành viên/cổ đông.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng của thành viên/cổ đông/nhân viên công ty. Lưu ý: Nếu thành lập doanh nghiệp xây dựng có đăng ký ngành nghề kinh doanh xây dựng thì phải có quyết định bổ nhiệm người đứng tên trong chứng chỉ hành nghề giữ 1 chức vụ cụ thể trong công ty và ghi rõ trong Điều lệ công ty kèm theo CMND bản sao y của người này (trường hợp người đứng tê trong chứng chỉ hành nghề xây dựng không phải là thành viên/cổ đông của công ty).
- Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện).
[/su_list]
KINH NGHIỆM MỞ CÔNG TY XÂY DỰNG
Lựa chọn loại hình công ty: hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp để bạn chọn: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Bạn có thể lựa chọn nhu cầu hiện tại của công ty mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Nếu muốn gây dựng riêng sự nghiệp cho mình thì công ty TNHH là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Với những ưu thế về vốn, rủi ro thấp và tối ưu về lợi ích và quyền lợi cho người sở hữu.
Tên công ty: Tên công ty phải là TNHH nhất là không trùng lặp với tên công ty khác. Bạn có thể tiến hành tra cứu tên công ty mà mình muốn đặt tại địa chỉ. Đồng thời khi đặt tên công ty bạn nên chuẩn bị sẵn từ 3 – 4 tên công ty để tránh trường hợp tên công ty bị trùng hoặc đã được đăng ký để sử dụng. Có thể đặt tên công ty theo phong thủy, theo tuổi để mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong kinh doanh.
Vốn điều lệ: Ngành nghề xây dựng không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập công ty xây dựng không cần phải chứng minh vốn điều lệ và cũng không yêu cầu mức vốn nào cố định. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường cho mức vốn điều lệ khá cao vì nó sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu.
Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài: 3 triệu đồng /1 năm.
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài: 2 triệu đồng/ 1 năm.
Ngành nghề kinh doanh: Các ngành nghề như tư vấn, giám sát công trình xây dựng, khảo sát công trình, thiết kế cần phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với ngành nghề thi công xây dựng không có yêu cầu về chứng chỉ bằng cấp. Do đó bạn nên chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ trong công việc và ngành nghề mà mình hướng tới.
Địa chỉ công ty: Doanh nghiệp cần phải có địa chỉ liên lạc cụ thể và trụ sở vận hành công ty mới được phép đăng ký hoạt động. Do đó bạn cần chuẩn bị trụ sở công ty của mình hoặc các giấy tờ thuê trụ sở trong trường hợp bạn thuê văn phòng để làm trụ sở của công ty.
Hồ sơ thành lập công ty: bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ gửi lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư với các loại giấy tờ như : Đơn đăng ký kinh doan, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần).
Bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên (công ty TNHH 2 thành viên), các cổ đông (công ty cổ phần). Số lượng: 1 bộ nộp lên sở KHĐT sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ ra giấy phép đăng ký kinh doanh + MST.
MỞ CÔNG TY XÂY DỰNG CẦN BAO NHIÊU VỐN
Các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng không thuộc nhóm các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định nên khi thành lập công ty xây dựng không cần chứng minh vốn và cũng không có ràng buộc về số vốn đăng ký. Vì vậy khi thành lập công ty xây dựng bạn không cần phải có vốn. Nên bạn có thể linh động lựa chọn 1 mức vốn nào đó để đăng ký kinh doanh. Các công ty xây dựng thường cho mức vốn điều lệ khá cao vì nó sẽ ảnh hưởng tới năng lực của công ty khi làm hồ sơ đấu thầu.
Vốn điều lệ ảnh hưởng tới mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm đã được nêu ở trên.
CÔNG VIỆC SAU KHI CÓ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;
- Công bố thành lập trên cổng thông tin quốc gia.
- Gắn bảng hiệu công ty.
- Làm thủ tục khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế.
- Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh).
- Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ.
- Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
- Công văn đăng ký đặt in hóa đơn ( nộp sau khi được cơ quan thuế chấp thuận mẫu 06).
- Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.
- Doanh nghiệp đăng ky chữ ký số khai thuế qua mạng.
- Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.
CÓ NÊN MỞ CÔNG TY XÂY DỰNG
Sự tăng trưởng của ngành xây dựng hiện nay luôn gắn liền với những bước tiến của kinh tế xã hội. Nhu cầu cần có nhà để ở, đường xá để đi lại, trường học, bệnh viện, công viên, khu vui chơi để phục vụ các hoạt động sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, giải trí của người dân,…chưa bao giờ giảm đi, nếu không nói là ngày một tăng cao do sự phát triển của mức dân số và nhu cầu đời sống ngày một nâng cao hơn. Ngành xây dựng luôn được chú trọng đầu tư phát triển bởi những tiềm năng về kinh tế, văn hóa xã hội mà nó mang lại.
Thành lập một công ty xây dựng là điều không quá khó khăn, nhưng để duy trì hoạt động và mang lại lợi nhuận thì không phải dễ. Đặc thù của ngành xây dựng (đặc biệt là thiết kế, thi công hay giám sát xây dựng) đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm, mối quan hệ và khả năng chịu rủi ro nhiều hơn so với những ngành kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, khó nhưng không phải là không thể.
Bạn có khả năng quản lý tốt, nắm vững kiến thức, có nguồn vốn ổn định và nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng. Bạn có khả năng kết giao tốt, dễ dàng mở rộng mối quan hệ. Thì việc có nên mở công ty xây dựng hay không chỉ là do bạn lựa chọn mà thôi. Trong kinh doanh luôn có yếu tố mạo hiểm, nếu bạn khéo chèo lái thì chắc chắn những mạo hiểm đó sẽ mang lại thành công lớn hơn cho sự nghiệp kinh doanh của bạn.
[su_note]Đối với những bạn sinh viên mới ra trường, hay tay nghề, kinh nghiệm còn non yếu, thì việc đầu quân cho các công ty dù lớn hay nhỏ, đều học những bài học quý giá, có ích cho sau này nếu bạn có ý định mở công ty xây dựng.[/su_note]
Khi đã quyết định mở công ty xây dựng, nếu có khó khăn gì về những thủ tục pháp lý, hay không có thời gian để thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp thì bạn có thể liên hệ với Hoàng Nam, chúng tôi sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn. Đồng thời thay bạn thực hiện tất cả các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất, với chi phí rẻ nhất, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho bạn.
Trên đây là tổng hợp những điều kiện thành lập công ty xây dựng và một vài kinh nghiệm mở công ty xây dựng dành cho bạn. Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này cùng với những yêu cầu nhỏ của nó xung quanh mỗi ngành nghề xây dựng về vốn đầu tư và bằng cấp và cả loại hình doanh nghiệp. Từ đó có thể giúp cho việc thành lập công ty xây dựng của bạn trở lên đơn giản và dễ dàng hơn. Để có thể tiến hành công việc làm ăn kinh doanh một cách thuận lợi. Đặc biệt là khi nhu cầu kiến thiết và xây dựng tại nước ta đang tăng mạnh trong những năm qua.