SO SÁNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Miễn phí thành lập doanh nghiệp trọn gói & 3 tháng kê khai thuế!

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần đang là hai mô hình doanh nghiệp thông dụng nhất hiện nay. Nhất là trong sự phát triển của các nghành nghề kinh doanh và lĩnh vực mới như hiện nay. Việc so sánh, đánh giá những điểm khác và giống nhau giữa 2 loại hình doanh nghiệp này là việc cần thiết để cân nhắc trong việc thành lập doanh nghiệp.

so sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần

Xem thêm: So sánh công ty tnhh 2 thành viên và doanh nghiệp tư nhân

Xem thêm: so sánh công ty tnhh 2 thành viên và công ty hợp danh

ĐIỂM GIỐNG NHAU

  • Trách nhiệm của từng thành viên được gắn trực tiếp dựa trên số tài sản đóng góp vào công ty lúc ban đầu hay còn gọi là số vốn điều lệ. Mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan đều được giải quyết trong số vốn điều lệ này không liên quan gì đến tài sản riêng.
  • Các tài sản trong công ty đều thuộc quyền sở hữu chung của tất cả các thành viên, phần sở hữu của từng thành viên tương ứng với phần vốn góp vào công ty.
  • Được phép hoạt động trong hầu hết tất cả các nghành nghề kinh doanh hiện nay.
  • Có số lượng thành viên và cổ đông lớn.
  • Lợi ích và lợi nhuận đều gắn liền với giá trị đóng góp vào công ty.
  • Đều phải thắt chặt quản lý theo yêu cầu của pháp luật.
  • Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.

SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Khi so sánh giữa 2 loại hình doanh nghiệp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều điểm khác nhau:

  • Số lượng thành viên góp vốn trong công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa, trong khi đó công ty TNHH 2 TV chỉ 2-50 TV được phép góp vốn
  • Hai loại hình doanh nghiệp này thành viên đều phải chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan trong phạm vi số vốn góp vào tuy nhiên đối với công ty TNHH 2 TV thì thành viên đã cam kết góp vốn mà chưa góp đủ thì vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi số vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH 2 TV thì chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ hơn vì đa phần thành viên góp vốn đều quen biết nhau, dễ quản lý và rất khó cho người lạ xâm nhập vào, chỉ được chuyển nhượng trong 3 trường hợp sau : mua lại, chuyển nhượng và xử lý phần vốn góp trong 1 số trường hợp đặc biệt (chết, bệnh lý…). Còn công ty cổ phần thì được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Công ty cổ phần có nguy cơ dễ bị người khác, công ty khác thôn tính do việc chuyển nhượng cổ phần hầu như là tự do trong khi đó công ty TNHH 2 TV thì bị sự ràng buộc, chỉ có chuyển nhượng phần vốn góp và hầu như chỉ có người quen biết mới có thể tham gia.
  • Về thời hạn góp vốn điều lệ thì các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tối thiểu 20% trong tổng số cổ phần phổ thông được chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần mua trong thời hạn 90 ngày trong khi đó các thành viên trong công ty TNHH 2 TV thực hiện góp vốn theo lịch và được quy định trong danh sách các thành viên
  • Vốn điều lệ trong công ty cổ phần sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần , còn công ty TNHH 2 TV các thành viên sẽ đóng góp tùy vào khả năng tài chính của mình.
  • Công ty cổ phần có thể huy động vốn qua các loại chứng khoán như trái phiếu và cổ phiếu. Trong khi đó công ty TNHH 2 thành viên chỉ được phép huy động vốn thông qua trái phiếu vì không mang tính xã hội cao và cơ cấu quản lý đơn giản hơn so với công ty cổ phần. Do đó công ty cổ phần sẽ chịu sự ràng buộc chặt chẽ hơn nhiều.
  • Cơ quan quyết định cao nhất của công ty TNHH 2 TV là hội đồng thành viên (gồm toàn bộ các thành viên) là cơ quan quyết định cao nhất , công ty CP thì là đại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết)

ƯU NHƯỢC ĐIỂM

công ty cổ phần công ty tnhh 2 thành viên trở lên

Mong rằng từ những điểm chung và sự khác biệt ở trên có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn chính xác nhất cho mình. Bởi vì khi lựa chọn được mô hình doanh nghiệp phù hợp với những điều kiện của mình và đối tác kinh doanh sẽ là bước đầu tiền để phát triển cho doanh nghiệp của bạn, không chỉ từ lúc thành lập mà còn cho cả sự phát triển công ty sau này.

info liên hệ
Trần Chung
Trần Chung
A wonderful serenity has taken possession of my entire soul, like these sweet mornings of spring which I enjoy with my whole heart. I am alone, and feel the charm of existence in this spot, which was created.

Một bình luận

  1. Công ty cổ phần X được thành lập ngày 15/4/2018 gồm 3 thành viên sáng lập là bà A, ông B và ông C. Khi thành lập doanh nghiệp, họ có các thỏa thuận và đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh như sau:

    – Thoản thuận huy động vốn điều lệ của công ty là 5 tỷ đồng, trong đó:

    + Bà A góp nhà và quyền sử dụng đất được các thành viên nhất trí định giá là 3 tỷ đồng ( dù thực tế tại thời điểm định giá có trị giá 2,5 tỷ);

    + Ông B góp 1 tỷ nhưng mới góp 500 triệu, các thành viên thỏa thuận để ông góp số còn lại trong vòng 2 tháng kể từ khi công ty được thành lập;

    +Ông C góp vốn bằng giấy chứng nhận góp vốn vào công ty cổ phần Z là 1,6 tỷ (160.000 cổ phần) được định giá là 1,7 tỷ đồng.

    – Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về bầu thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát phải được số cổ đông đại diện ít nất 85% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông.

    – Trong thời gian công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mọi quan hệ chuyển nhượng vốn góp chỉ hợp pháp khi được Hội đồng quản trị phê chuẩn.

    Vào tháng 12/ 2018, ông B Giám đốc công ty- người đại diện theo pháp luật của công ty X – nhân danh công ty kí hợp đồng mua bán ô tô với công ty Y ( trong Y ông bảo sở hữu 10% cổ phần). Khi biết về giao dịch này, bà A và ông C không đồng ý với giao dịch này.

    Câu hỏi:

    1. Hãy nhận xét về tính đúng/ sai, hợp lí/ không hợp lí về các thỏa thuận giữa các thành viên trong công ty cổ phần X, vì sao?

    2. Hợp đồng kí kết giữa công ty X do ông B đại diện kí kết với công ty cổ phần Y có hiệu lực không khi bị ông An và ông Chí phản đối. Giải thích?
    cho e xin lời giải với ạ:((

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều Người Xem

Sản Phẩm - Dịch Vụ

Đăng Ký Tư Vấn
Đăng Ký Tư Vấn