Đây là 2 loại mô hình công ty có trách nhiệm trước pháp luật rất khác nhau nên việc so sánh công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là điều rất cần thiết nếu bạn đang thắc mắc
Đối với các mô hình doanh nghiệp hiện nay, nhìn chung mô hình công ty tnhh và công ty hợp danh là 2 mô hình có hình thức tương đối giống nhau. Điểm giống nhau giữa công ty tnhh và công ty hợp danh không chỉ ở số lượng thành viên tham gia mà còn cả ở cách tổ chức và quản lý các thành viên của mình.
Điểm giống nhau giữa công ty TNHH và công ty HỢP DANH
Sự tương đồng giữa 2 mô hình doanh nghiệp
- Công ty TNHH và công ty hợp danh đều có thành viên tham gia góp vốn.
- Đều có số lượng thành viên tham gia từ 2 người hoặc 2 tổ chức trở lên (đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên).
- Có uy tín tốt được điều hành bởi những người có uy tín và kinh ngiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
- Các thành viên trong công ty tnhh và hợp danh đều có quyền chuyển nhượng tài sản trong công ty của mình nhưng không được phép bán.
- Hai loại hình công ty đều có khả năng tăng hoặc giảm vốn điều lệ, đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Các thành viên góp vốn trong công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với tài sản đã đóng góp vào công ty như các thành viên của công ty tnhh.
- Có khả năng phát triển bền vững và lâu dài nhờ sự kiểm soát và điều hành của tất cả các thành viên công ty.
- Tỷ lệ lợi nhuận nhận được từ hoạt động kinh doanh của công ty được chia theo tỷ lệ vốn đã đóng góp vào công ty.
- Các thành viên công ty tnhh và công ty hợp danh khi tham gia đều có quyền quyết định và nghĩa vụ đối với công ty là tương đương nhau.
- Việc thừa kế và chuyển giao phần tài sản của mình tại công ty theo các quy định của pháp luật và điều lệ công ty khi thành lập.
Từ những điểm giống nhau giữa công ty tnhh và công ty hợp danh này có thể giúp bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Đặc biệt là khi xây dựng các doanh nghiệp mới với các đối tác làm ăn quen thuộc và việc huy động vốn với các cá nhân có nguồn vốn dồi dào để duy trì hoạt động công ty phát triển sau này.
Xem thêm: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN