Bạn muốn thành lập doanh nghiệp hay mở rộng kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ các thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD), xin giấy phép kinh doanh ở đâu hoặc không có thời gian để tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký? Hoàng Nam xin giới thiệu về dịch vụ làm giấy phép kinh doanh (GPKD) trọn gói, tùy thuộc vào ngành nghề (như kinh doanh vận tải, cửa hàng, nhà cho thuê, quán cafe,…) mà chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết những thông tin cần thiết để hoàn thiện hồ sơ và quy trình thủ tục đăng ký theo đúng quy định của pháp luật một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của khách hàng.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Giấy phép kinh doanh là giấy được cấp cho cá nhân, tổ chức, khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, cho phép tổ chức các hoạt động kinh doanh. Thủ tục và chi phí đăng ký phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào loại hình đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay thành lập doanh nghiệp mà bạn lựa chọn. Do đó, tùy theo khả năng, nhu cầu kinh doanh mà chọn loại hình phù hợp. Hoàng Nam xin sơ lược một số loại hình thành lập để bạn nắm rõ hơn:
- Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể áp dụng thuế khoán, không phải kê khai hàng tháng, khách mua hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
- Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN.
- Công ty cổ phần có vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần, được phát hành huy động vốn của nhà đầu tư. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh có quyền ngang nhau, có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định công ty, không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ dưới đây và nộp đến phòng kinh tế thuộc UBND cấp quận/huyện nơi muốn đặt địa điểm kinh doanh:
- Hộ khẩu sao y công chứng
- CMND/căn cước/hộ chiếu sao y (không quá 3 tháng)
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh của cửa hàng hoặc Giấy chủ quyền nhà
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể được điền đầy đủ thông tin tên hộ kinh doanh cá thể, địa điểm, ngành nghề đăng ký, vốn, số lao động,…
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu có đủ các điều kiện. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Hộ chiếu/thẻ căn cước/CMND sao y còn hiệu lực của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập, đại diện pháp luật của công ty.
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ thành lập công ty.
- Danh sách thành viên góp vốn.
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 4: Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế ĐT.
Bước 8: Đóng thuế môn bài, khai thuế ban đầu, đề nghị sử dụng hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn.
Mẫu giấy phép kinh doanh
DỊCH VỤ HOÀNG NAM
Quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đăng ký kinh doanh khiến các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và công sức, phải sửa đi sửa lại nhiều lần để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm để xử lý. Để giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc đó, dịch vụ GPKD Hoàng Nam được ra đời, với mong muốn hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trong những bước đầu thành lập và trong suốt quá trình hoạt động phát triển.
Nếu quý khách quan tâm đến:
- Thủ tục xin cấp GPKD cửa hàng, quán cafe, doanh nghiệp
- Thành lập doanh nghiệp trọn gói
- Dịch vụ kế toán – thuế, tư vấn tài chính
Hãy liên hệ ngay với Hoàng Nam, chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp trọn gói cho doanh nghiệp với mức phí hợp lý nhất, hỗ trợ tư vấn tận tâm, xuyên suốt, đảm bảo sự khởi đầu thuận lợi và phát triển vững mạnh của quý khách hàng.