NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
Xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh được nhà nước quan tâm tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển lưu thông hàng hóa trên khắp các thị trường quốc tế. Đây là hoạt động có sự tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu bao gồm 2 hoạt động chính là xuất khẩu và nhập khẩu.
Ở nước ta, xuất khẩu buôn bán hàng hóa và cung cấp các dịch vụ tới những thị trường ở các quốc gia khác chủ yếu bao gồm các mặt hàng như thời trang (quần áo, giày dép, phụ kiện), các loại nông sản như gạo, trái cây,… Nhập khẩu thì chủ yếu là hoạt động nhập hàng hóa từ những nước khác về gồm nhiều mặt hàng khác nhau như thiết bị, máy móc, linh kiện, đồ điện tử, xăng dầu, oto, thực phẩm,…
Nhìn chung, đây là một trong những hoạt động kinh doanh có tầm ảnh hưởng quan trọng, cần được chú trọng, không chỉ là trước mắt mà cả lâu dài. Lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng được nhiều người quan tâm, muốn đầu tư phát triển kinh doanh. Chúng tôi cũng nhận được khá nhiều câu hỏi cần tư vấn liên quan đến vấn đề “Có nên mở công ty xuất nhập khẩu?”
CÓ NÊN MỞ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG?
Có một thực tế đó là, cá nhân nếu muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ các thủ tục rắc rối, ví dụ như:
- Không thể xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng
- Thanh toán khó khăn
- Không được khấu trừ thuế
- Không mở rộng được quy mô
- Cá nhân cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận cho sản phẩm xuất đi
- Khó tìm được đối tác vì khách thường đề phòng tư cách cá nhân để hạn chế rủi ro
- … và rất nhiều các vấn đề khác.
Do đó, việc mở công ty xuất nhập khẩu là điều nên làm, sẽ giúp cho mọi việc dễ dàng thực hiện hơn.
Khi thành lập doanh nghiệp, những khó khăn khi kinh doanh với tư cách cá nhân cũng sẽ được giải quyết đơn giản hơn, điển hình như việc mua bán hàng hóa có chứng từ đầy đủ, bạn sẽ được khấu trừ thuế, doanh nghiệp được nhà nước ưu ái tạo điều kiện nên các cơ quan quản lý ít gây khó dễ, tạo được niềm tin và dễ dàng thuyết phục đối tác hơn,…
Những điều này tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh của bạn. Mới thấy được việc thành lập công ty thực sự là điều cần thiết nên làm nếu bạn muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Điều kiện để thành lập công ty xuất nhập khẩu không khác gì so với thành lập doanh nghiệp bình thường, chỉ có một số yêu cầu về hàng hóa kinh doanh, nếu không thuộc các mục cấm xuất nhập khẩu hay tạm ngừng xuất nhập khẩu thì chỉ cần làm thủ tục tại chi cục Hải quan cửa khẩu.
Đối với một số hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép thì doanh nghiệp cần xin giấy phép của Bộ, Ngành liên quan. Trong các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
Để tự mình thực hiện các thủ tục thành lập công ty thì cũng khá phiền phức, cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ giấy tờ, tốn nhiều thời gian làm việc với cơ quan đăng ký. Nay đã có dịch vụ Thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký kinh doanh trở nên đơn giản hơn, giúp bạn tránh được các thủ tục rườm rà mất thời gian.
Hoàng Nam là đơn vị đã đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý, thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho khách hàng với chi phí hợp lý nhất. Nếu bạn không biết Có Nên Mở Công Ty Xuất Nhập Khẩu không vì còn nhiều vấn đề vướng mắc thì hãy liên hệ ngay Hoàng Nam để được tư vấn và đưa ra giải pháp thích hợp.
HỎI ĐÁP LIÊN QUAN
Câu hỏi 1: Chào anh/chị, anh/chị vui lòng cho em hỏi để đăng ký thành lập Công ty Xuất nhập khẩu thì cần có những điều kiện gì ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ phía anh chị ạ. Em chân thành cảm ơn và chúc anh chị nhiều sức khỏe. Trân Trọng!
Trả lời:
- Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp liên hệ cơ quan hải quan để được hướng dẫn
- Doanh nghiệp truy cập vào website sở kế hoạch và đầu tư www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, mục đăng ký doanh nghiệp, chon loại hình và hình thức đăng ký tương ứng để tham khảo thủ tục và các hướng dẫn có liên quan
- Hiện nay Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai chương trình “phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” đối với hồ sơ thành lập mới, doanh nghiệp truy cập vào đây để tham khảo nội dung http://120.72.100.66/vie/webappDN/TNHHCPQM/
Câu hỏi 2: Xin chào các anh chị, em muốn hỏi thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu như thế nào? Một người có thể đứng tên giám đốc 2 công ty được không? 1 là công ty TNHH và 2 là công ty xuất nhập khẩu?
Trả lời:
- Căn sứ Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện
- Đối với việc xuất nhập khẩu đề nghị doanh nghiệp liên hệ hải quan để được hướng dẫn chi tiết
- Đối với nội dung đăng ký xuất khẩu cho cơ quan thuế, doanh nghiệp kê khai thông tin thuế trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp+ doanh nghiệp truy cập vào website sở kế hoạch và đầu tư www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, mục đăng ký doanh nghiệp, chon loại hình và hình thức đăng ký tương ứng để tham khảo thủ tục và các hướng dẫn có liên quan.
- Hiện nay Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai chương trình “phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” đối với hồ sơ thành lập mới, doanh nghiệp truy cập vào đây để tham khảo nội dung http://120.72.100.66/vie/webappDN/TNHHCPQM/
Đọc bài viết: Thành lập công ty TNHH xuất nhập khẩu từ A-Z
—
Câu hỏi 3: Hiện tại em muốn thành lập công ty xuất khẩu gạch đá (nguồn gốc tự nhiên đã qua sơ chế) mua của xưởng sản xuất. Không biết trường hợp em có cần vốn pháp định? Và việc xin giấy phép kinh doanh chỉ liên hệ sở KH-ĐT thui đúng khong ạ ?
Trả lời:
- Doanh nghiệp truy cập vào website sở kế hoạch và đầu tư www.dpi.hochiminhcity.gov.vn, mục đăng ký doanh nghiệp, chon loại hình và hình thức đăng ký tương ứng để tham khảo thủ tục và các hướng dẫn có liên quan.
- Căn cứ khoản 1 điều 7 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam; đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh ngành nghề bổ sung theo mã cấp 4 Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Ví dụ: 4663: Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, chi tiết: Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi (Doanh nghiệp tham khảo biểu mẫu, hướng dẫn thủ tục tại trang web www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/mục Tiếng Việt/ Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và mẫu biểu chi tiết)
- Trường hợp xuất khẩu, đề nghị doanh nghiệp liên hệ hải quan Thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn
—
Câu hỏi 4: Chào các anh chị SKHDT! Người Hàn Quốc muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu về thuốc tân dược tại Thành phố Hồ Chí Minh với 100% vốn nước ngoài. Vậy cho mình hỏi nếu người nước ngoài đứng tên công ty được thì cần thủ tục gì khi đăng ký giấy phép kinh doanh? Trân trọng kính chào
Trả lời:
I. Về điều kiện quy định pháp luật hiện hành: Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá: từ ngày 01/01/2009 hàng hóa là dược phẩm được thực hiện quyền Nhập khẩu (Danh mục hàng hóa Nhập khẩu theo lộ trình, Danh mục B, Phụ lục số 03).
Tuy nhiên, do dược phẩm thuộc Danh mục hàng hóa không được quyền phân phối (Phụ lục số 4. Danh mục A) nên Nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động phân phối (bán buôn, bán lẻ) dược phẩm.
Nhà đầu tư tham có thể khảo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa; Thông tư 09/2007/TT-BTM của Bộ Thương mại và Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) để được biết cụ thể về những quy định liên quan nêu trên.
II. Về thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động: thực hiện quyền nhậm khẩu và quyền xuất khẩu gồm:
1. Bản đăng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư – theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29 của Luật Đầu tư và phụ lục C Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (điều kiện đầu tư được quy định tại các luật chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam và phù hợp với quy định các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên). Đối với các dự án thực hiện quyền xuất nhập khẩu, gồm:
– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động.
– Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, hoặc Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa).
4. Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; (đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên)
5. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh).
Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
– Tham khảo soạn thảo Điều lệ công ty tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/Tiếng Việt/Hướng dẫn đăng ký và hoạt động kinh doanh/ Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh và biểu mẫu chi tiết. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
6. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
– Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
– Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
8. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
9. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Tham khảo Điều 54 , 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006).
10. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền. Số lượng hồ sơ nộp: 08 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.
—
Câu hỏi 5: Tôi muốn mở công ty xuất nhập khẩu về đồ xây dựng trang trí nội thất. vậy tôi phải cần những giấy tờ gì. Hiện tại tôi có giấy miễn thị thực tới thời hạn 2013 nhưng ở không quá 3 tháng vậy nếu tôi có công ty rồi tôi cần phải xin giấy tờ gì để khỏi phải đi ra đi vào
Trả lời: Quý ông (bà) có thể tham khảo thêm chi tiết về hồ sơ thay đổi doanh nghiệp trên trang Web Sở Kế hoạch và Đầu tư mục Tiếng Việt/Thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp và biểu mẫu chi tiết/Công ty… Trân trọng
—
Câu hỏi 6: Tôi có công ty Xuất Nhập Khẩu tại nước ngoài. Nay muốn mở Văn Phòng Đại Diện tại Việt Nam. Xin cho biết cần điều kiện gì và thủ tục đăng ký ra sao? Xin chân thành cám ơn!
Trả lời: Về thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Công Thương, ông có thể liên hệ Sở Công Thương để tìm hiểu tài liệu, thủ tục hồ sơ. Sở Công Thương có địa chỉ tại số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn cụ thể. Trân trọng.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Có Nên Mở Công Ty Xuất Nhập Khẩu và cập nhật thêm được nhiều kiến thức về những vấn đề liên quan.