Việc thừa kế phần vốn góp trong công ty tnhh áp dụng cho những đối tượng nào? Và cần những thủ tục nào để sang tên chủ sở hữu số phần vốn góp này bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Thừa kế phần vốn góp trong công ty tnhh
Đối tượng được áp dụng
Là người thân trong gia đình của người sở hữu theo thứ tự kế thừa gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người sở hữu tài sản.
Đối tượng được kế thừa số tài sản này được coi là thành viên của công ty. Và người kế thừa có thể tặng cho người khác toàn bộ số tài sản kế thừa này.
Hồ sơ đăng ký kế thừa gồm
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Quyết định bằng văn bản của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên Công ty về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Sau đó bạn đem hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.Trong thời hạn 7 ngày làm việc, công ty bạn sẽ được thông báo về việc thay đổi đăng ký kinh doanh này.
- Đối với công dân là người Việt Nam cần các loại giấy tờ cá nhân xác thực như hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân.
- Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không trực tiếp đi nộp hồ sơ thì hồ sơ cần thêm Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Đọc thêm người đại diện theo pháp luật của các loại hình doanh nghiệp
Xem thêm bài Hồ sơ tặng cho phần vốn góp trong công ty TNHH
Đọc thêm bài Thủ tục góp vốn thành lập công ty TNHH từ A-Z
Lưu ý : Trong trường hợp người kế thừa là cá nhân thì sau khi nhận phần thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ : A, B, C cùng nhau thành lập công ty TNHH An Bình. Ông A là giám đốc của công ty. Ông A qua đời do bị tai nạn, người thừa kế chỉ có vợ (đang giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội) và con gái 4 tuổi. Hỏi phần vốn góp của ông A sẽ được xử lý như thế nào?
Quy định về xử lý phần vốn góp trong công ty TNHH được quy định tại khoàn 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2005 như sau:
“Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác
1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.
…”
Như vậy, trong trường hợp này, ông A chết, người thừa kế có vợ và con gái 4 tuổi nên vợ và con gái sẽ trở thành thành viên của công ty. Tuy nhiên, vợ anh này là là Phó giám đốc Sở Công thương thành phố Hà Nội, thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 điều 13 Luật DN 2005: “Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;” thuộc trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Do vậy chỉ có con gái của A đủ điều kiện để trở thành thành viên công ty. Tuy nhiên cháu bé mới 4 tuổi, do vậy, các giao dịch sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật là người mẹ (Điều 141 Bộ luật dân sự 2005). Cha, mẹ với tư cách là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của con, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự).
Phần di sản thừa kế vợ A được hưởng từ ông A được xử lý theo điều 43, 44 Luật Doanh nghiệp 2005: yêu cầu công ty mua lại, nếu công ty không mua lại có thể chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác không phải là thành viên nếu sau 30 ngày công ty không mua hết hoặc không mua.
Với phần di sản thừa kế do con gái A được hưởng, người mẹ là đại diện theo pháp luật có thể xác lập các giao dịch vì lợi ích của con, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, mặc dù là đối tượng thuộc trường hợp cấm tham gia quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên, với tư cách là người đại diện theo pháp luật của con, người mẹ có quyền đại diện cho con quản lý phần vốn góp là di sản thừa kề của ông A, xác lập các giao dịch vì lợi ích của con cho đến khi người con đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia quản lý doanh nghiệp (đủ 18 tuổi).
Việc thừa kế phần vốn góp trong công ty tnhh cần được người kế thừa và hội đồng thành viên công ty bàn bạc và đưa ra quyết định. Để tránh những rắc rối phát sinh trong nội bộ cũng như pháp luật làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty sau này.