Việc so sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh là cách làm tốt nhất để có thể đánh giá từng ưu điểm, nhược điểm của mô hình doanh nghiệp cho những hoạt động mà doanh nghiệp của bạn hướng tới.
Công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh đều có những ưu điểm riêng để người thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký cho riêng mình. Việc so sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh là cách làm tốt nhất để có thể đánh giá từng ưu điểm, nhược điểm của mô hình doanh nghiệp cho những hoạt động mà doanh nghiệp của bạn hướng tới.
Xem thêm: so sánh công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: So sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Xem thêm: so sánh công ty tnhh 2 thành viên và công ty hợp danh
So sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh
Điểm tương đồng
- Đều có tư cách pháp nhân
- Đều có vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty.
- Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
- Có thể đăng ký tăng vốn điều lệ và huy động vốn bằng cách vay ngân hàng.
- Đều hoạt động theo những quy định chung của luật doanh nghiệp Việt Nam.
Sự khác nhau
- Công ty tnhh 1 thành viên do 1 tổ chức, cá nhân làm chủ trong khi đó đối với công ty hợp danh có từ 2 chủ sở hữu trở lên và có cả các thành viên góp vốn.
- Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm hữu hạn về tài sản của mình trong khi đó các chủ sở hữu là thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô thời hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào
- Vốn của công ty tnhh 1 thành viên do chủ sở hữu đóng góp. Còn đối với công ty hợp danh do các thành viên đóng góp với nhau và có thể không bằng nhau.
- Vốn điều lệ : công ty tnhh 1 thành viên chỉ được tăng chứ không được giảm vốn điều lệ vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, ngăn chặn trường hợp giảm vốn để giảm trả các khoản nợ. Trong khí đó công ty hợp danh có thể tăng, giảm vốn điều lệ một cách hợp lý vì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
- Chủ sở hữu công ty tnh 1 thành viên có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho các công ty, tổ chức khác. Các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được phép chuyển một phần hoặc toàn bộ số vốn của mình cho các tổ chức, cá nhân khác trừ khi được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có thể rút vốn nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại, chủ sở hữu công ty TNHH không thể trực tiếp rút vốn , chỉ có quyền chuyển nhượng vốn cho cá nhân tổ chức khác
- Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Ngược lại tất cả các thành viên hợp danh đồng chủ sở hữu và đều có quyền đại diện trước pháp luật.
- Công ty TNHH 1 thành viên có thể phát hành trái phiếu trong khi công ty hợp danh không được quyền phát hành vì dựa trên cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Từ sự so sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh trên có thể nói rằng công ty hợp danh có sự đa dạng về thành viên và cách quản lý hơn so với công ty tnhh 1 thành viên. Và sự lựa chọn đúng loại hình công ty để thành lập và xây dựng mô hình kinh doanh giúp bạn tránh được những rắc rối trong việc hoạt động công ty. Và giảm thiểu được những khó khăn trong việc hoạt động và chuyển đổi mô hình kinh doanh cho mình.