Tên doanh nghiệp là thương hiệu kinh doanh, cái tên là điều đầu tiên mà khách hàng và đối tác biết về bạn. Có nhiều ý tưởng Đặt Tên Công Ty Hay, có thể sử dụng bảng chữ cái truyền thống hoặc đặt tên công ty tiếng anh hay, để giúp xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp mình, ví dụ như: Công ty TNHH TVDT HA, phân bón GreenFarm, Adidas, Casino,…
Trước khi chuẩn bị các thủ tục thành lập công ty thì một trong những việc quan trọng là đặt cho doanh nghiệp một cái tên hay và ý nghĩa. Tuy nhiên, phải đặt tên công ty có ý nghĩa và đặc biệt như thế nào là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm.
Cái tên sẽ là thương hiệu đại diện cho doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, do đó, tên doanh nghiệp cần phải ấn tượng, dễ nhớ, phù hợp phong thủy, phù hợp ngành nghề kinh doanh, không trùng lặp để mang lại sự thuận lợi như ý. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên tắc chính cho việc đặt tên công ty, những ý tưởng đặt tên công ty, tra cứu tên công ty để đặt tên công ty không bị trùng cho doanh nghiệp mình nhé!
NHỮNG QUY ĐỊNH ĐẶT TÊN CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Những điều cấm trong đặt tên công ty/doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký
Ý TƯỞNG ĐẶT TÊN CÔNG TY HAY
Theo tên chủ doanh nghiệp
Cách đặt tên doanh nghiệp theo tên của người sáng lập cũng rất phổ biến ở nước ta lẫn nước ngoài.
Ví dụ như sau:
- Công ty cổ phần ô tô Trường Hải
- Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
- The Trump Organization LLC của Donald Trump
- Adidas là tên theo tên nhà sáng lập Adolf (Adi) Dassler
- Casio đặt theo tên người sáng lập Kashio Tadao, là công ty chế tạo thiết bị điện tử Nhật Bản nổi tiếng.
Cách đặt tên công ty theo tuổi- theo phong thủy
Mỗi người sinh ra đều có bổn mệnh theo tuổi mỗi người, mỗi số mệnh sẽ có các con số may mắn, tài lộc khác nhau. Tùy theo tuổi và mệnh của chủ công ty mà việc đặt tên công ty cũng được lựa chọn xem xét kỹ lưỡng. Tên công ty hợp mệnh, phù hợp với tuổi, hòa hợp âm dương phong thủy khi thành lập doanh nghiệp sẽ mang tới sự may mắn, kinh doanh được thuận lợi hơn.
Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh
Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh là cách đơn giản nhất trong những cách đặt tên công ty, ít trùng lắp nhất mà khách hàng lại dễ nhớ, dễ nhận biết thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền đạt cho khách hàng.
Ví dụ như:
Tên công ty xây dựng hay như Xây dựng An Phong, hay các ngành nghề khác như thủy sản Bình An, nhựa Ngọc Nghĩa, nhựa Duy Tân, phân bón GreenFarm, hạt giống Trang Nông,…
Đơn giản dễ nhớ – Ngụ ý tốt đẹp, âm thanh hài hoà
Để tránh gây cảm giác phức tạp hay kỳ quặc, quái gở mà cũng tiện cho thiết kế và in ấn bao bì, tên công ty bằng tiếng Việt nên dùng hai chữ. Nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ cũng nên liên quan với công dụng của chúng, như hạt nêm “Aji ngon” ,…
Khi tên công ty quá dài, có thể viết tắt tên công ty, ví dụ như: Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Hoàng Anh viết tắt thành Công ty TNHH TVDT HA,…
Khi đọc lên mọi người liên tưởng đến ngay những điều tốt lành, ví dụ: Vĩnh Xuân, Nhật Minh …
Các âm liên kết với nhau khi đọc lên có giai điệu gây cảm giác dễ chịu, ví dụ: Trường Xuân, Gia Hưng …
Tạo hình ảnh truyền thông cho công ty
Để làm điều đó, người ta thường lấy địa danh để đặt tên, ví dụ: Công ty may Thăng Long, Công ty than Hòn Gai…
Cũng có thể lấy vật cát tường gắn với các từ chỉ may mắn, tiền bạc để đặt tên cho Công ty, chẳng hạn: Kim Quy, Vạn Long, Kim Long… Hay dùng các từ mang ý nghĩa chỉ sự cao sang, phú quý để đặt, như: Hồng Đô, Tân Thời Đại, Cao Nhã…
Cũng có khi người ta dùng các tên gọi truyền thống hàm nghĩa An Khang Thịnh Vượng, ví dụ: Đại Bảo, Gia Thái, Đại Phát, Thành Đạt, Hòa Bình, Hưng Thịnh,…
Hoặc cách đặt tên công ty theo hình tượng truyền cảm hứng như các vị thần, các hành tinh như mặt trời, vì sao như sao kim sao thủy, các loài hoa như hướng dương, hoa sen,…
Tạo ra ấn tượng dễ chịu
Ấn tượng đầu tiên mà một cái tên cần phải có là làm cho các khách hàng và đối tác nảy sinh mong được tiếp cận với công ty của bạn. Ngược lại những từ ngữ làm liên tưởng đến sự mất mát và đau khổ có thể làm hỏng uy tín công ty bạn. Thậm chí, một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cũng chưa chắc đã cứu vãn được. Cũng vì lý do này mà bạn phải đặc biệt cẩn trọng với những với cái tên nước ngoài, cần tìm hiểu, tham khảo kỹ nếu bạn muốn đặt tên công ty bằng tiếng Anh hay, để tránh nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra.
Ví dụ, một người để bắt tay vào kinh doanh đã mua dịch vụ một công ty “có sẵn” mang tên “Red grave”, trong khi bản thân anh ta không biết tiếng Anh và cũng không hề nghĩ đến điều này khi ký kết hợp đồng mua bán. Khi về đến trụ sở công ty, anh ta đưa giấy tờ cho một cộng sự của mình, anh bạn tái mặt hỏi: “Cậu có bị điên không? “Grave”- có nghĩa là nhà mồ”. Lúc đấy, người mua muốn trả lại công ty “nhà mồ đỏ” thì đã muộn, cuối cùng đành phải mua một công ty khác.
Khơi gợi sự tò mò
Bạn hãy làm sao để tên công ty không những có thể đem lại ấn tượng dễ chịu mà còn phải gợi trí tò mò của mọi người.
Ví dụ, một nhà xuất bản mang tên “Quả cam tím”. Trong tự nhiên, chỉ có cam vàng, cam xanh, vậy khi nghe thấy cái tên này, bạn sẽ nghĩ như thế nào ? “Tại sao cam lại tím? Đây là loại quả gì vậy?”. Và kết quả là bạn sẽ tìm cách tiếp cận công ty đôi khi chỉ để thỏa mãn trí tò mò của mình một cách vô ý thức.
Hướng tới thị hiếu của các khách hàng
Trước khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cũng cần phải hình dung đến những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình (tầng lớp, địa vị, tuổi tác..). Một cái tên thích hợp với lứa tuổi “tin” hoàn toàn có thể gây phản cảm đối với những người già và bảo thủ.
Ví dụ, các thanh thiếu niên sẽ bị hút vào cửa hàng mang tên “Người lữ hành kỳ dị”, nhưng với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như “Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên.
Đôi lúc “Hãy quên cái tên của bản thân”
Một trong những sai lầm thường phạm phải của các chủ doanh nghiệp là trộn lẫn tên mình vào trong tên của công ty. Đặc biệt các chủ cửa hàng thực phẩm, nhà hàng hay mắc phải sai lầm này. Dưới đây là các lý do để bạn không nên phạm phải sai lầm này:
- Thứ nhất, một cái tên thương mại thành công thường độc đáo và duy nhất, tên bạn có độc đáo và duy nhất không hay là có cả trăm người có tên như thế.
- Thứ hai, một cái tên độc đáo cho phép bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, còn nếu lấy tên mình đặt cho công ty, thì bạn hoàn toàn có thể lẫn vào trong danh sách các đối thủ của mình, mặc dù bạn có thể thêm vào đó những con số ví dụ như “99” hay một chữ cái nào đó ví dụ như “M”.
- Thứ ba, vì uy tín xấu của một công ty nào đó mang tên giống tên của bạn có thể ảnh hưởng đến công ty của bạn.
- Và cuối cùng, vào một lúc nào đó bạn muốn bán đi công ty của mình, hiển nhiên là ông chủ mới sẽ không thích một công ty mang tên người khác.
Chỉ nên sử dụng tên mình làm tên công ty trong một số các trường hợp đặc biệt. Ví dụ, bạn là một người rất nổi tiếng và tên của bạn đồng nghĩa với sự đảm bảo về tính chuyên nghiệp và có uy tín cao.
Thêm một chút hài hước
Đôi khi sẽ rất có ích nếu bạn hài hước đôi chút. Các khách hàng thường đánh giá cao điều này và công việc kinh doanh của bạn nhờ đó mà được quảng cáo miễn phí.
Tuy nhiên, khi nghĩ một cái tên hài hước, thì quan trọng nhất là bạn đừng đi quá giới hạn, vì có thể dẫn đến trường hợp làm cho các khách hàng tiềm năng coi thường bạn. Có thể họ vẫn phá lên cười nhưng họ sẽ mua hàng ở đối thủ cạnh tranh của bạn.
Tên không có ý nghĩa
Có thể chọn một cái tên truyền cảm hứng và dễ nhớ mà không cần sử dụng những từ ngữ trực tiếp miêu tả lĩnh vực ngành nghề mà công ty đang kinh doanh.
Ví dụ, từ “Kodak”, được nghĩ ra từ năm 1988 đến nay nhưng vẫn được coi là một trong những tên thương hiệu thành công nhất. Người sáng lập ra Kodak đã đặt ra những tiêu chí sau khi đặt tên cho công ty của mình: ngắn; không có bất cứ một ý nghĩa nào; ân thanh rõ và khó xuyên tạc. Và “Kodak” chính là tổng hợp của những yếu tố đó.
Tên theo bảng chữ cái
Đặt tên theo các ký tự hoặc chữ số trong bảng chữ cái theo trình tự sắp xếp ngẫu nhiên hay có chủ đích sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ, đơn giản dễ nhớ.
Ví dụ: Ngân hàng ACB…
HƯỚNG DẪN TRA CỨU TÊN CÔNG TY
Hưóng dẫn kiểm tra tên công ty dự kiến, để đặt tên công ty mà không bị trùng với các doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh trước đó hoặc bạn có thể nhờ dịch vụ thành lập công ty để họ kiểm tra giúp.
Bước 1: Bạn truy cập vào đường link tra cứu tên công ty và gõ tên công ty vào ô tìm kiếm
Vd: Tôi muốn kiểm tra tên: “công ty TNHH Hoàng Nam” tôi sẽ gõ “Hoàng Nam” vào ô tìm kiếm
Bước 2: Bạn nhấn vào nút “Tìm kiếm” màu xanh bên phải xem có công ty nào có tên mà bạn dự kiến đặt chưa. Nếu chưa có bạn có thể sử dụng tên đó để đặt cho công ty bạn nếu có rồi bạn phải nghĩ ra cái tên khác.
Hãy tham khảo thêm danh sách những tên công ty hay và ý nghĩa nhất Việt Nam để có thêm ý tưởng để chọn được tên công ty độc đáo cho riêng mình nhé!