Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khá phổ biến, tuy nhiên một số người vẫn còn nhầm lẫn 2 hình thức này là 1, tuy nhiên, có sự khác biệt hoàn toàn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết so sánh hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp để có cái nhìn đúng hơn về hình thức này nhé!
Khái niệm của hình thức hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp:
[su_box title=”Hợp nhất” box_color=”#24378d”]
Hai hoặc một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Các công ty bị hợp nhất mang tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình góp chung lại thành lập một công ty mới.
[/su_box]
[su_box title=”Sáp nhập” box_color=”#24378d”]
Một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
[/su_box]
Một vài điểm giống nhau:
[su_list icon=”icon: plus” icon_color=”#f4b522″]
- Đều chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất, bị sáp nhập.
- Đều áp dụng cho công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty Hợp danh.
- Công ty sáp nhập và hợp nhất được hưởng các quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập.
[/su_list]
Và sự khác nhau cơ bản giữa hình thức hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp:
- Về hệ quả pháp lý và trách nhiệm pháp lý
Hợp nhất doanh nghiệp: Sau khi đăng ký công ty hợp nhất, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp: Công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, công ty nhận sáp nhập được giữ nguyên và được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Về các thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp: Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp kèm theo hồ sơ bao gồm Hợp đồng hợp nhất và Nghị quyết và biên bản họp thông qua Hợp đồng hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp: Công ty nhận sáp nhập tiến hành các thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Về quyền quyết định
Hợp nhất doanh nghiệp: Các công ty bị hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị công ty được hợp nhất tùy vào số vốn đóng góp của các bên.
Sáp nhập doanh nghiệp: Chỉ có công ty nhận sáp nhập được quyền quyết định, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.