Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the insert-headers-and-footers domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hoangnam/domains/hoangnam.com.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the updraftplus domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/hoangnam/domains/hoangnam.com.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ GÌ?

CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ GÌ?

Miễn phí thành lập doanh nghiệp trọn gói & 3 tháng kê khai thuế!

Hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm và nguyên nhân dẫn đến việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước!

Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – đây là tên gọi của công việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần tại Việt Nam. Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Chính phủ Việt Nam đã quyết định sẽ không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân, thay vì đó tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần. Tài sản của doanh nghiệp được chia thành các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại do nhà nước sở hữu. Tùy từng doanh nghiệp, phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít, từ 0% tới 100%. Từ đó mô hình này đã được thí điểm và ngày càng được áp dụng nhiều đặc biệt nên các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhiều trong thời gian gần đây.

Xem thêm: Cổ phần là gì?

TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Có thể nói rằng thực trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước là làm ăn thường xuyên thua lỗ dẫn đến mức khấu hao tài chính rất lớn cho nhà nước. Chính vì vậy kể từ năm 1990 hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành thử nghiệm. Trải qua 20 năm phát triển đã chính thức được áp dụng rộng rãi vào năm 2010. Giúp cắt giảm một lượng lớn mức chi phí đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ các công ty kinh doanh của mình.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo nên sự thúc đẩy trong sản xuất và kinh doanh của nhân viên trong doanh nghiệp. Thay vì hoạt động vì mục đích chung thì họ lao động cho chính họ vì lợi nhuận của họ ứng với số vốn mà họ đã đầu tư.

Huy động được nguồn vốn của người lao động và nhân dân giảm bớt được gánh nặng tài chính đè lên vai các cơ quan nhà nước.

Với việc cổ phần hóa trách nhiệm của người lãnh đạo và nhân viên trong công ty sẽ được gắn chặt vào lợi ích của công ty. Do đó trách nhiệm trong công việc sẽ nhiều hơn giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn của các cơ quan nhà nước.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHẢI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Do sự yếu kém của đội ngũ công nhân, của cán bộ quản lý và trình độ công nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có tích luỹ nội bộ.

Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ khi còn chồng chéo mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp . Pháp luật còn nhiều kẽ hở chồng chéo không ổn định sự kém linh hoạt của bộ phận quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra. Nên nhà nước không nắm được thực trạng tài chính hiệu quả của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động, cho nên người lao động không có trách nhiệm, không quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến. Cụ thể:

  • Công nợ của các doanh nghiệp nhà nước lớn, nợ phải thu chiếm 65% , nợ phải trả chiếm 125 % vốn nhà nước trong doanh nghiệp. Trong đó nợ phải trả cho ngân hàng chiếm 25%.
  • Quy mô của doanh nghiệp nhà nước phần lớn nhỏ bé, số lượng nhiều. Năm 1996 có 33% doanh nghiệp nhà nước có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng trong đó 50% có số vốn nhỏ hơn 500 triệu đồng; số doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 30 %. Còn số doanh nghiệp có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng chỉ chiếm 23 % trong số các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động. Nhiều doanh nghiệp cùng loại hoạt động chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý trên cùng 1 địa bàn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, nảy sinh nhiều tiêu cực.
  • Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước rất yếu vì chưa chứng tỏ khả năng cạnh tranh trên thị trường vì mang tâm lý trông chờ ỷ lại không tự xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Trên thực tế đã chứng minh khả năng cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn sản phẩm cho doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì doanh thu mà sản phẩm mang lại phải bảo đảm bù đủ chi phí ngoài ra còn phải có lợi nhuận.
  • Tình trạng thiếu vốn là phổ biến: trung bình mỗi doanh nghiệp có 11,6 tỷ đồng vốn do nhà nước cấp nhưng vốn hoạt động thực tế chỉ bằng 80% vốn ghi trên sổ sách. Vốn lưu động chỉ còn 50 % huy động vào sản xuất kinh doanh. Còn lại là công nợ khó đòi tài sản mất mát, kém phẩm chất, trang thiết bị lạc hậu.

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần:

2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:

a) Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.

b) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Số cổ phần bán cho các nhà đầu tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên.

Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán cho các nhà đầu tư do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền xem xét, quyết định cụ thể.

c) Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa:

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Công đoàn; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần ưu đãi nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần ưu đãi này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng.

Trường hợp tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được Đại hội cán bộ,công nhân viên chức tại doanh nghiệp cổ phần hóa ủy quyền sử dụng nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi để mua và thay mặt cán bộ công nhân viên chức quản lý cổ phần này thì số cổ phần này được giảm trừ vào số lượng cổ phần ưu đãi người lao động được mua theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này và tổ chức công đoàn được quyền chuyển nhượng hoặc mua lại số cổ phần được mua từ quỹ khen thưởng, phúc lợi khi có yêu cầu của người lao động.

Giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này.

d) Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Nghị định này.”

Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định cơ cấu vốn cổ phần, trong cơ cấu cổ phần không có quy định về cổ phần ưu đã bán cho viên chức quản lý, do đó, viên chức quản lý (gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên do UBND tỉnh quản lý) của Công ty không được mua cổ phần và cổ phần ưu đãi.

2. Chính sách dôi dư đối với viên chức quản lý được áp dụng theo Điều 5 Nghị định 63/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Điều 5. Chính sách đối với người đại diện phần vốn của công ty

1. Người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chế độ tương ứng quy định tại Điều 3 Nghị định này; được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chế độ tương ứng quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Người đại diện phần vốn của công ty được hưởng trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả đối với thời gian người đại diện phần vốn của công ty làm việc thực tế tại doanh nghiệp đó.”

Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này

HẠN CHẾ CỦA CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ GÌ

Bất cứ công việc nào đều có hạn chế của mình và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là ngoại lệ. Với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải :

  • Với lãnh đạo doanh nghiệp: việc đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân khiến các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thích ứng được với công việc tự làm tự ăn khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề đó là các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số vốn lớn sẽ chiếm lĩnh được một lượng cổ phần lớn và chu trình này có thể lặp lại.
  • Đánh giá đúng doanh nghiệp nhà nước: hiện nay không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng đều làm ăn thua lỗ. Do vậy cần đánh giá đúng doanh nghiệp cần phải cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc này thực sự có hiệu quả.
  • Hạn chế của nhân viên công ty: vừa là cơ hội và đồng thời là thách thức đối với nhân viên của doanh nghiệp cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi khiến cơ hội của họ để làm chủ tài chính của mình không quá nhiều bởi tiềm ẩn rủi ro công việc này là khá lớn.

Công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là việc quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ nhà nước. Do đó cần có sự thay đổi để phù hợp với xu thế trên thị trường hiện nay. Mặc dù còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp nhà nước muốn cổ phần hóa cần phải đối diện và vượt qua thì mới có thể đem lại thành công trong việc của mình.

info liên hệ
Trần Chung
Trần Chung
A wonderful serenity has taken possession of my entire soul, like these sweet mornings of spring which I enjoy with my whole heart. I am alone, and feel the charm of existence in this spot, which was created.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều Người Xem

Sản Phẩm - Dịch Vụ

Đăng Ký Tư Vấn
Đăng Ký Tư Vấn