Giải đáp những thắc mắc về người quản lý doanh nghiệp như một cá nhân có thể làm giám đốc/tổng giám đốc mấy công ty cổ phần? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần luôn là một người phải chịu trách nhiệm rất lớn về hoạt động trong công việc làm ăn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó cần có sự lựa chọn và cân nhắc hợp lý để tìm được một người đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về tư cách pháp lý và năng lực bản thân để hoàn thành công việc. Vậy một một cá nhân có thể làm giám đốc/ tổng giám đốc của mấy công ty cổ phần? Hãy cùng tìm hiểu xem quy định của pháp luật về vấn đề này nhé.
THẮC MẮC VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Hỏi: Một cá nhân thì có được phép làm tổng giám đốc của 2 công ty cổ phần hay không?
Đáp: Theo quy định hiện nay của Luật doanh nghiệp 2014 thì một cá nhân hoàn toàn có thể làm tổng giám đốc của 2 công ty cổ phần cùng một lúc. Trừ trường hợp các công ty cổ phần đó là công ty nhà nước.
—
Hỏi: Những trường hợp nào thì không được làm tổng giám đốc của 2 công ty?
Đáp: Những trường hợp không được làm tổng giám đốc: Giám đốc/Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc/Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác. Giám đốc/Tổng Giám đốc là thành viên hợp danh của Công ty Hợp danh không được làm chủ Doanh nghiệp Tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của một Công ty Hợp danh khác, nếu không được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
—
Hỏi: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được bổ nhiệm có thể làm người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp hay không?
Đáp: Nếu điều lệ công ty không quy định Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện cho pháp luật của công ty.
—
Hỏi: Những hạn chế của việc một người làm giám đốc của 2 công ty?
Đáp: Nếu 2 doanh nghiệp đó cùng muốn làm ăn kinh doanh rất khó khăn bởi cùng do một người làm Giám đốc/ Tổng giám đốc điều hành và quản lý.
—
Hỏi: Một người có thể vừa làm giám đốc công ty TNHH vừa làm giám đốc công ty cổ phần được không?
Đáp: Việc bổ nhiệm hoặc thuê ai đó làm giám đốc một công ty TNHH hoàn toàn là quyền quyết định của hội đồng công ty. Do đó một người vừa có thể làm giám đốc công ty TNHH đồng thời có thể làm giám đốc của công ty cổ phần nếu người đó đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về mặt pháp luật.
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại mục 1 trên đây, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.
NHIỆM VỤ GIÁM ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Tuyển dụng lao động.
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Xem thêm: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Hiện nay việc Luật doanh nghiệp 2014 cho phép một cá nhân có thể cùng lúc làm tổng giám đốc/ giám đốc của 2 công ty cổ phần đã giúp cho việc tuyển dụng người quản lý của các doanh nghiệp trở lên dễ dàng hơn. Tùy vào năng lực của bản thân mà bạn có thể tìm được cho mình những công việc phù hợp cũng như các doanh nghiệp tìm được người quản lý phù hợp dành cho mình. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được câu trả lời một cá nhân có thể làm giám đốc/tổng giám đốc mấy công ty cổ phần.